CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ban hành kèm theo Quyết định số 349/QĐ-CĐKTCN ngày 20/03/2020
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ Nam Định
Tên ngành, nghề : Quản lý khai thác công trình thủy lợi
Mã ngành, nghề : 6340429
Trình độ đào tạo : Cao đẳng
Hình thức đào tạo : Chính quy
Đối tượng tuyển sinh:
– Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
– Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu các môn văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng có nguyện vọng học liên thông lên trình độ cao đẳng đã học và thi đạt yêu cầu các môn văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp.
Thời gian đào tạo : 2,5 năm
1. Mục tiêu đào tạo
- Giới thiệu chung về ngành, nghề
Quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trình độ cao đẳng là ngành, nghề phục vụ tưới, tiêu, dân sinh, công nghiệp, nông nghiệp, an ninh quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Quản lý khai thác các công trình thủy lợi trình độ cao đẳng bao gồm các nhiệm vụ chính như: Quan trắc khí tượng thủy văn; trắc đạc công trình thủy lợi; quan trắc công trình thủy lợi; quản lý vận hành, khai thác tưới, cấp, tiêu và thoát nước; quản lý vận hành, khai thác công trình thủy lợi đầu mối; quản lý vận hành, khai thác kênh và công trình trên kênh; thi công tu bổ công trình thủy lợi; duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi; phòng chống lụt bão; lập, lưu trữ hồ sơ quản lý công trình; bảo vệ công trình thủy lợi; giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường,
Người hành nghề quản lý, khai thác công trình thủy lợi thường làm việc tại các doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước… họ cần có đủ kiến thức, kỹ năng, sức khỏe để làm việc ở văn phòng, công trình hoặc ngoài trời, đôi khi phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt như gió bão, lũ lụt…
- Kiến thức
- Trình bày được văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Áp dụng các tiêu chuẩn, quy định trong thực hiện 5S và các biện pháp an toàn lao động;
- Mô tả được cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ của các công trình trong hệ thống thủy lợi; mối quan hệ giữa các công trình trong hệ thống thủy lợi;
- Liệt kê và mô tả được chức năng, nhiệm vụ, phạm vi sử dụng của các loại trang thiết bị trong công trình thủy lợi;
– Giải thích được phương pháp và quy trình quan trắc, đo đạc công trình thủy lợi;
– Giải thích được phương pháp và quy trình quản lý vận hành, khai thác công trình tưới, cấp, tiêu và thoát nước;
– Mô tả được phương pháp và quy trình quản lý vận hành, khai thác công trình đầu mối;
– Trình bày được phương pháp và quy trình quản lý vận hành, khai thác kênh và công trình trên kênh;
– Liệt kê được phương pháp và quy trình bảo vệ hành lang công trình;
– Xác định được phương pháp và quy trình việc duy tu bảo dưỡng công trình;
– Trình bày được phương pháp và quy trình lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, kiểm tra, đánh giá phòng, chống lụt bão;
– Vận dụng được kiến thức cơ bản về giao tiếp, phong tục tập quán vùng miền trong công tác quản lý, bảo vệ, xử lý các vi phạm an toàn công trình thủy lợi;
– Ứng dụng công nghệ 4.0 vào công việc chuyên môn để duy trì, phát triển ngành, nghề;
– Trình bày được biện pháp lưu trữ, quản lý hồ sơ công trình;
– Liệt kê được các quy định trong nghiệm thu bàn giao công việc;
– Trình bày được các biện pháp sơ cứu người bị chấn thương, điện giật, đuối nước, say nắng, nhiễm độc khi đang làm việc trong các công trình thủy lợi;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
– Lựa chọn và sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ, đồ nghề, dụng cụ chuyên dùng và dụng cụ đo kiểm để quan trắc, đo đạc, duy tu, bảo dưỡng, thi công, quản lý vận hành công trình thủy lợi;
– Quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi;
– Lập kế hoạch, quản lý, thực hiện kế hoạch tưới, cấp, tiêu và thoát nước;
– Quản lý vận hành, khai thác được công trình thủy lợi đầu mối;
– Quản lý vận hành, khai thác được kênh và công trình trên kênh;
– Bảo vệ được hành lang công trình;
– Duy tu bảo dưỡng được hạng mục công trình thủy lợi cỡ vừa và nhỏ;
– Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả phòng chống lụt bão;
– Lưu trữ và quản lý hồ sơ công trình đảm bảo yêu cầu;
– Thành thạo trong nghiệm thu bàn giao công việc;
– Đánh giá, nghiệm thu được kết quả thực hiện kế hoạch tưới, cấp, tiêu và thoát nước;
– Phân tích và xử lý được những sự cố kỹ thuật trên công trình thủy lợi;
– Đánh giá được ảnh hưởng của công trình thủy lợi đến môi trường sinh thái;
– Vận hành, bảo dưỡng một số loại cửa van trong thủy lợi;
– Thực hiện được công việc giám sát, hướng dẫn, thực hành 5S và an toàn vệ sinh môi trường lao động;
– Tuyên truyền, vận động, thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát triển môi trường bền vững, giảm các tác động xấu của công trình thủy lợi đến môi trường sống;
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề đơn giản và phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Thực hiện cẩn thận tỉ mỉ trong từng công việc của ngành nghề.
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Quan trắc khí tượng, thủy văn;
- Trắc đạc công trình thủy lợi;
- Quan trắc công trình thủy lợi;
- Quản lý vận hành, khai thác tưới, cấp, tiêu và thoát nước;
- Quản lý vận hành, khai thác công trình thủy lợi đầu mối;
- Quản lý vận hành, khai thác kênh và công trình trên kênh;
- Thi công tu bổ công trình thủy lợi;
– Duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi;
– Phòng chống lụt bão;
– Lập, lưu trữ hồ sơ quản lý công trình thủy lợi;
– Bảo vệ công trình thủy lợi;
– Giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ
– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Số lượng môn học, mô đun : 33
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học : 114 tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung/ đại cương : 435 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn : 2065 giờ
– Khối lượng lý thuyết : 888 giờ (35.5%)
– Khối lượng thực hành, thực tập, thí nghiệm : 1.612 giờ (64.5%)
3. Nội dung chương trình
Mã MH/ MĐ | Tên môn học/ mô đun | Số tín chỉ | Thời gian học tập (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý thuyết | Thực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận | Thi/ Kiểm tra | ||||
I | Các môn học chung | 20 | 435 | 156 | 256 | 23 |
MH 01 | Chính trị | 4 | 75 | 41 | 29 | 5 |
MH 02 | Pháp luật | 2 | 30 | 18 | 10 | 2 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 2 | 60 | 5 | 51 | 4 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng và an ninh | 4 | 75 | 35 | 36 | 4 |
MH 05 | Tin học | 3 | 75 | 15 | 58 | 2 |
MH 06 | Ngoại ngữ | 5 | 120 | 42 | 72 | 6 |
II | Các môn học, mô đun chuyên môn | 94 | 2.065 | 732 | 1.243 | 90 |
II.1 | Môn học, mô đun cơ sở | 16 | 255 | 172 | 66 | 17 |
MH07 | Cơ kỹ thuật | 3 | 45 | 40 | 2 | 3 |
MH08 | Vật liệu | 3 | 45 | 30 | 12 | 3 |
MH09 | An toàn lao động | 2 | 30 | 20 | 8 | 2 |
MH10 | Bảo vệ môi trường | 3 | 45 | 38 | 4 | 3 |
MH11 | Vẽ kỹ thuật thủy lợi | 3 | 60 | 24 | 32 | 4 |
MH12 | Kỹ năng mềm | 2 | 30 | 20 | 8 | 2 |
II.2 | Môn học, mô đun chuyên môn | 68 | 1.360 | 560 | 727 | 73 |
MH13 | Thủy lực cơ sở | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH14 | Thủy lực công trình | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH15 | Thủy văn | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MH16 | Trắc địa | 3 | 60 | 30 | 27 | 3 |
MĐ17 | Thiết bị điện trong hệ thống thủy lợi | 2 | 45 | 13 | 30 | 2 |
MH18 | Quản lý vận hành tưới, tiêu | 5 | 90 | 45 | 40 | 5 |
MH19 | Quản lý, vận hành công trình đầu mối thủy lợi | 5 | 90 | 45 | 40 | 5 |
MH20 | Quản lý, vận hành kênh và công trình trên kênh | 3 | 60 | 30 | 25 | 5 |
MH21 | Quản lý, vận hành hệ thống tưới tiết kiệm nước | 3 | 60 | 30 | 25 | 5 |
MĐ22 | Kỹ thuật thi công công trình thủy lợi | 5 | 90 | 45 | 40 | 5 |
MĐ23 | Duy tu và bảo dưỡng công trình thủy lợi | 3 | 60 | 32 | 24 | 4 |
MĐ24 | Máy đóng mở cửa van | 3 | 60 | 24 | 33 | 3 |
MĐ25 | Vận hành bảo dưỡng máy bơm | 3 | 60 | 28 | 29 | 3 |
MĐ26 | Thực tập tay nghề cơ bản | 7 | 180 | 15 | 158 | 7 |
MĐ27 | Thực tập tay nghề nâng cao | 4 | 90 | 18 | 68 | 4 |
MĐ28 | Kỹ thuật khai thác nước ngầm | 2 | 40 | 18 | 20 | 2 |
MH29 | Soạn thảo văn bản | 2 | 30 | 16 | 12 | 2 |
MĐ30 | Kỹ thuật nền móng | 3 | 60 | 25 | 32 | 3 |
MĐ31 | Máy xây dựng | 3 | 60 | 26 | 31 | 3 |
MH32 | Địa chất công trình | 3 | 45 | 30 | 12 | 3 |
II.3 | Thực tập tốt nghiệp | 10 | 450 | – | 450 | – |
MĐ 33 | Thực tập tốt nghiệp | 10 | 450 | 450 | ||
Tổng cộng (I+II) | 114 | 2.500 | 888 | 1.499 | 113 |
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung:
Sử dụng 6 môn học chung bắt buộc do Bộ LĐTB&XH ban hành.
4.2. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo
Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ chuẩn tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thuc kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.
Một giờ học thực hành/ tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút. Một ngày học thực hành/ tích hợp không quá 8 giờ. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ. Một tuần học không quá 40 giờ thực hành/ tích hợp hoặc 30 giờ học lý thuyết.
4.3. Hướng dẫn nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội… có thể bố trí cho người học tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Cụ thể gồm:
Stt | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao; văn hóa, văn nghệ | Ngoài giờ học tập chính khóa |
2 | Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu | Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
3 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm |
4 | Thăm quan, dã ngoại, thanh niên tình nguyện | Mỗi năm 1 lần và vào các dịp hè, đợt tuyển sinh Đại học… |
5 | Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh theo chủ đề | Mỗi kỳ 01 buổi vào đầu năm học |
6 | Tổ chức các diễn đàn thanh niên lập nghiệp, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục sức khỏe, giới tính | Mỗi kỳ 01 buổi vào giữa mỗi học kỳ |
– Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
4.4. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô-đun
4.4.1. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ
a) Kiểm tra thường xuyên do giáo viên giảng dạy môn học, mô-đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học theo từng môn học, mô-đun thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;
b) Kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình môn học, mô-đun; kiểm tra định kỳ có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;
c) Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng môn học, mô-đun cụ thể được thực hiện theo quy định của hiệu trưởng, bảo đảm trong một môn học, mô- đun có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.
4.4.2. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun
a) Cuối mỗi học kỳ, hiệu trưởng tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc môn học, mô-đun; kỳ thi phụ được tổ chức cho người học chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc có môn học, mô-đun có điểm chưa đạt yêu cầu ở kỳ thi chính; ngoài ra, hiệu trưởng có thể tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun vào thời điểm khác cho người học đủ điều kiện dự thi;
b) Hình thức thi kết thúc môn học, mô-đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên;
c) Thời gian làm bài thi kết thúc môn học, mô-đun đối với mỗi bài thi viết từ 60 đến 120 phút, thời gian làm bài thi đối với các hình thức thi khác hoặc thời gian làm bài thi của môn học, mô-đun do hiệu trưởng quyết định;
d) Lịch thi của kỳ thi chính phải được thông báo trước kỳ thi ít nhất 04 tuần, lịch thi của kỳ thi phụ phải được thông báo trước kỳ thi ít nhất 01 tuần; trong kỳ thi, từng môn học, mô-đun được tổ chức thi riêng biệt, không bố trí thi ghép một số môn học, mô-đun trong cùng một buổi thi của một người học;
đ) Thời gian dành cho ôn thi mỗi môn học, mô-đun tỷ lệ thuận với số giờ của môn học, mô-đun đó và bảo đảm ít nhất là 1/2 ngày ôn thi cho 15 giờ học lý thuyết trên lớp, 30 giờ học thực hành, thực tập; tất cả các môn học, mô-đun phải bố trí giáo viên hướng dẫn ôn thi, đề cương ôn thi phải được công bố cho người học ngay khi bắt đầu tổ chức ôn thi;
e) Danh sách người học đủ điều kiện dự thi, không đủ điều kiện dự thi có nêu rõ lý do phải được công bố công khai trước ngày thi môn học, mô-đun ít nhất 05 ngày làm việc; danh sách phòng thi, địa điểm thi phải được công khai trước ngày thi kết thúc môn học, mô-đun từ 1 – 2 ngày làm việc;
g) Đối với hình thức thi viết, mỗi phòng thi phải bố trí ít nhất hai giáo viên coi thi và không bố trí quá 50 người học dự thi; người học dự thi phải được bố trí theo số báo danh; đối với hình thức thi khác, hiệu trưởng quyết định việc bố trí phòng thi hoặc địa điểm thi và các nội dung liên quan khác; h) Bảo đảm tất cả những người tham gia kỳ thi phải được phổ biến về quyền hạn, nhiệm vụ, nghĩa vụ của mình trong kỳ thi; tất cả các phiên họp liên quan đến kỳ thi, việc bốc thăm đề thi, bàn giao đề thi, bài thi, điểm thi phải được ghi lại bằng biên bản./.