Trường Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Nam Định Nam Dinh College of Economics and Technology

Chương trình Bảo vệ thực vật – SC

29-11-2023 | Đã xem 67
   

CHƯƠNGTRÌNHĐÀOTẠO

Ban hành kèm theo Quyết định số 410/QĐ-CĐKTCN ngày 20/03/2020

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ Nam Định

Tên ngành, nghề              : Bảo vệ thực vật

Trình độ đào tạo              : Sơ cấp

Hình thức đào tạo            : Chính quy

Đối tượng tuyển sinh        : Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

Thời gian đào tạo             : 03 tháng

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Kiến thức:

+ Nêu được đặc điểm cơ bản của sâu bệnh hại và các phương pháp chung để phòng trừ sâu bệnh.

+ Trình bày được đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu trên một số cây trồng chính.

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật.

– Kỹ năng:   

+ Vận dụng kiến thức đã học để phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu trên một số cây trồng chính tại địa phương.

+ Vận dụng kiến thức đã học để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” góp phần bảo vệ môi sinh, môi trường, an toàn cho người sử dụng và hạn chế các tác hại do thuốc gây ra.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Chịu khó, cần cù, có ý thức tốt trong việc điều tra phát hiện sâu bệnh và vận dụng linh hoạt các biện pháp phòng trừ tuỳ đối tượng sâu bệnh cụ thể và điều kiện sinh thái, kinh tế của địa phương.

+ Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.

+ Sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm tích luỹ được với đồng nghiệp và cộng đồng

1.2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành khoá học, người học có khả năng tự điều tra phát hiện sâu bệnh và biết sử dụng linh hoạt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tại địa phương đạt hiệu quả cao, an toàn với môi sinh, môi trường.

Người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã, các công ty liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun                             : 06

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học                : 12 tín chỉ

– Khối lượng lý thuyết                                      :   75 giờ (25.0%)

– Khối lượng thực hành, thực tập, thí nghiệm     : 225 giờ (75.0%)

3. Nội dung chương trình

Mã MH/ Tên môn học/ mô đunSố tín chỉThời gian học tập (giờ)
Tổng sốTrong đó
Lý thuyếtThực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luậnThi/ Kiểm tra
MĐ01Đại cương về sâu bệnh hại cây trồng 2 45 25 18 2
MĐ02Sâu bệnh hại trên cây lương thực 2 60 10 48 2
MĐ03Sâu bệnh hại trên cây rau 2 60 10 48 2
MĐ04Sâu bệnh hại trên cây ăn quả 2 45 10 33 2
MĐ05Sâu bệnh hại trên cây trồng khác 2 45 10 33 2
MĐ06Thuốc bảo vệ thực vật 2 45 10 33 2
 Tổng cộng 12 300 75 213 12

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định đơn vị thời gian của hoạt động đào tạo

Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ chuẩn tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, làm tiểu luận, bài tập, đồ án (nếu có),

Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô – đun không quá 8 giờ chuẩn. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn;

Một tuần học theo mô – đun hoặc thực hành không quá 40 giờ chuẩn. Một tuần học lý thuyết không quá 30 giờ chuẩn.

4.2. Hướng dẫn tổ chức lớp học và địa điểm đào tạo

Tổ chức lớp

– Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác tối đa 35 người học. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 người học.

– Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 người học. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 người học.

– Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp.

Địa điểm đào tạo được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học về mặt bằng, địa điểm học kiến thức nghề; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo,… theo yêu cầu của từng mô – đun, chương trình đào tạo.

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn, mô – đun

4.3.1. Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ

Kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học của học sinh theo từng mô – đun, tín chỉ cụ thể thông qua việc chấm điểm kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra đánh giá khác;

Kiểm tra đánh giá định kỳ được thực hiện tại thời điểm được quy định trong đề cương chi tiết của mô đun, tín chỉ có thể được thực hiện bằng bài kiểm tra viết có thời gian làm bài từ 30 đến 45 phút; làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác.

4.3.2. Cách thức thực hiện kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ

Kiểm tra đánh giá quá trình học do giáo viên giảng dạy mô – đun, tín chỉ thực hiện theo những yêu cầu sau:

– Nội dung kiểm tra là những nội dung được quy định trong mô – đun, tín chỉ đào tạo đã giảng dạy cho học sinh;

– Nội dung cụ thể và hình thức kiểm tra thường xuyên do giáo viên tự quyết định;

– Nội dung và hình thức kiểm tra định kỳ được thực hiện theo quy định trong đề cương chi tiết mô – đun, tín chỉ của chương trình đào tạo.

– Các bài kiểm tra theo hình thức kiểm tra viết, tiểu luận, bài tập sau khi chấm phải trả lại cho học sinh ngay sau khi công bố điểm kiểm tra.

4.3.3. Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng mô – đun, tín chỉ cụ thể được thực hiện theo quy định, bảo đảm trong một mô – đun, tín chỉ mỗi người học có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.

4.3.4. Học sinh không dự kiểm tra nếu không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 (không) cho bài kiểm tra đó. Trường hợp có lý do chính đáng thì được giáo viên giảng dạy mô – đun, tín chỉ tổ chức làm bài kiểm tra bổ sung.

4.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp

Người học nghề trình độ Sơ cấp, khi hoàn thành các môn học, mô – đun được xét công nhận tốt nghiệp.

4.4.1. Điều kiện được công nhận tốt nghiệp

Người học trình độ sơ cấp được công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

– Có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10;

– Không trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm xét công nhận tốt nghiệp.

Trường hợp người học bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn, hết thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức bị buộc thôi học thì được người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức xét công nhận tốt nghiệp.

4.4.2. Công nhận tốt nghiệp Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản đề nghị công nhận tốt nghiệp đối với người học của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng Nhà trường xem xét ra quyết định công nhận tốt nghiệp và công bố công khai tới người học và trên bảng tin của Nhà trường./.

Từ Khóa

Tin tức nổi bật