Trường Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Nam Định Nam Dinh College of Economics and Technology

Chương trình Công nghệ ô tô – TC

29-11-2023 | Đã xem 12
   

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-CĐKTCN ngày 20/03/2020

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ Nam Định

Tên ngành, nghề              : Công nghệ ô tô

Mã ngành, nghề               : 5510216

Trình độ đào tạo              : Trung cấp

Hình thức đào tạo  : Chính quy

Đối tượng tuyển sinh        : Học sinh đã tốt nghiệp THCS trở lên

Thời gian đào tạo             : 2 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng công nghệ ô tô nhằm đào tạo ra những sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và có sức khỏe tốt; được trang bị kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành về công nghệ ô tô, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế,có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, các cơ sở sửa chữa ô tô; các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến ngành công nghệ ô tô; hoặc tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo; các văn phòng đại diện, cơ sở kinh doanh ô tô, máy động lực và phụ tùng ô tô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể

– Kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn Công nghệ ô tô;

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;

+ Hiểu được nguyên tắc đọc bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

+ Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

+ Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực của ô tô hiện đại;

+ Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô;

+ Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

+ Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;

+ Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp;

+ Nêu được nội dung và những nguyên lý cơ bản trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất.

– Kỹ năng:

+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật; tra cứu được tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

+ Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và  kiểm tra trong ngành Công nghệ ô tô;

+ Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thật và đảm bảo an toàn lao động;

+ Thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô;

+ Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;

+ Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;

+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;

+ Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;

+ Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;

+ Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng cho thợ bậc thấp hơn

– Thái độ:

+ Có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức chấp hành đúng tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện công việc;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Người học có trình độ Cao đẳng công nghệ ô tô sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy lắp ráp, các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các cơ sở đào tạo nghề; được phân công làm việc ở các vị trí:

– Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

– Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô;

– Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;

– Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;

– Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề;

– Gara gia đình.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun                             : 30

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học                : 71 tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/ đại cương      :    255 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn : 1.425 giờ

– Khối lượng lý thuyết                                      :    522 giờ (31.1%)

– Khối lượng thực hành, thực tập, thí nghiệm     : 1.166 giờ (68.9%)

3. Nội dung chương trình

Mã MH/ Tên môn học/ mô đunSố tín chỉThời gian học tập (giờ)
Tổng sốTrong đó
Lý thuyếtThực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luậnThi/ Kiểm tra
ICác môn học chung 12 255 94 148 13
MH 01Chính trị 2 30 15 13 2
MH 02Pháp luật 1 15 9 5 1
MH 03Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2
MH 04Giáo dục quốc phòng và an ninh 2 45 21 21 3
MH 05Tin học 2 45 15 29 1
MH 06Ngoại ngữ 4 90 30 56 4
IICác môn học, mô đun chuyên môn 591.425 428 944 61
II.1Môn học, mô đun cơ sở 16 285 168 99 18
MH 07Vẽ kỹ thuật 3 60 30 25 5
MH 08Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật 2 30 20 8 2
MH 09Vật liệu cơ khí 2 30 26 2 2
MH 10Cơ kỹ thuật 3 45 40 2 3
MH 11An toàn lao động 2 30 20 8 2
MH 12Thực hành nguội 1 30 6 23 1
MH 13Thực hành hàn 1 30 6 23 1
MH 14Kỹ năng mềm 2 30 20 8 2
II.2Môn học, mô đun chuyên môn 35 780 260 485 35
MH 15Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa 2 45 14 29 2
MĐ 16Bảo dưỡng – Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 5 120 28 88 4
MĐ 17Bảo dưỡng – Sửa chữa cơ cấu phân phối khí 3 60 15 42 3
MĐ 18 Bảo dưỡng – Sửa chữa hệ thống bôi trơn và làm mát 2 45 14 29 2
MĐ 19Bảo dưỡng – Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 2 45 15 28 2
MĐ 20Bảo dưỡng – Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động Diesel 2 45 15 28 2
MĐ 21Bảo dưỡng – Sửa chữa hệ thống khởi động và đánh lửa 2 45 14 29 2
MĐ 22Bảo dưỡng – Sửa chữa trang bị điện ô tô 3 75 14 58 3
MĐ 23Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực, di chuyển 4 75 56 13 6
MĐ 24Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái 2 45 14 29 2
MĐ 25Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh 2 45 14 30 1
MĐ 26Bảo dưỡng hệ thống phanh ABS 1 15 11 3 1
MĐ 27Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa trên xe ô tô 1 15 11 3 1
MĐ 28Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy 2 45 15 28 2
MĐ 29Kiểm tra và sửa chữa Pan ô tô 2 60 10 48 2
II.3Thực tập tốt nghiệp 8 360 – 360 8
MĐ 30Thực tập tốt nghiệp 8 360  360 8
 Tổng cộng (I+II) 711.680 522 1.092 74

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung:

Sử dụng 6 môn học chung bắt buộc do Bộ LĐTB&XH ban hành.

4.2. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo

Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ chuẩn tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15  giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thuc kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.

Một giờ học thực hành/ tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút. Một ngày học thực hành/ tích hợp không quá 8 giờ. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ. Một tuần học không quá 40 giờ thực hành/ tích hợp hoặc 30 giờ học lý thuyết.

4.3. Hướng dẫn nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội… có thể bố trí cho người học tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Cụ thể gồm:

SttNội dungThời gian
1Thể dục, thể thao; văn hóa, văn nghệNgoài giờ học tập chính khóa
2Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệuTất cả các ngày làm việc trong tuần
3Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thểĐoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm
4Thăm quan, dã ngoại, thanh niên tình nguyệnMỗi năm 1 lần và vào các dịp hè, đợt tuyển sinh Đại học…
5Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh theo chủ đềMỗi kỳ 01 buổi vào đầu năm học
6Tổ chức các diễn đàn thanh niên lập nghiệp, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục sức khỏe, giới tínhMỗi kỳ 01 buổi vào giữa mỗi học kỳ

Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

4.4. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô-đun

4.4.1. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ

a) Kiểm tra thường xuyên do giáo viên giảng dạy môn học, mô-đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học theo từng môn học, mô-đun thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;

b) Kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình môn học, mô-đun; kiểm tra định kỳ có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;

c) Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng môn học, mô-đun cụ thể được thực hiện theo quy định của hiệu trưởng, bảo đảm trong một môn học, mô- đun có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.

4.4.2. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun

a) Cuối mỗi học kỳ, hiệu trưởng tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc môn học, mô-đun; kỳ thi phụ được tổ chức cho người học chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc có môn học, mô-đun có điểm chưa đạt yêu cầu ở kỳ thi chính; ngoài ra, hiệu trưởng có thể tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun vào thời điểm khác cho người học đủ điều kiện dự thi;

b) Hình thức thi kết thúc môn học, mô-đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên;

c) Thời gian làm bài thi kết thúc môn học, mô-đun đối với mỗi bài thi viết từ 60 đến 120 phút, thời gian làm bài thi đối với các hình thức thi khác hoặc thời gian làm bài thi của môn học, mô-đun do hiệu trưởng quyết định;

d) Lịch thi của kỳ thi chính phải được thông báo trước kỳ thi ít nhất 04 tuần, lịch thi của kỳ thi phụ phải được thông báo trước kỳ thi ít nhất 01 tuần; trong kỳ thi, từng môn học, mô-đun được tổ chức thi riêng biệt, không bố trí thi ghép một số môn học, mô-đun trong cùng một buổi thi của một người học;

đ) Thời gian dành cho ôn thi mỗi môn học, mô-đun tỷ lệ thuận với số giờ của môn học, mô-đun đó và bảo đảm ít nhất là 1/2 ngày ôn thi cho 15 giờ học lý thuyết trên lớp, 30 giờ học thực hành, thực tập; tất cả các môn học, mô-đun phải bố trí giáo viên hướng dẫn ôn thi, đề cương ôn thi phải được công bố cho người học ngay khi bắt đầu tổ chức ôn thi;

e) Danh sách người học đủ điều kiện dự thi, không đủ điều kiện dự thi có nêu rõ lý do phải được công bố công khai trước ngày thi môn học, mô-đun ít nhất 05 ngày làm việc; danh sách phòng thi, địa điểm thi phải được công khai trước ngày thi kết thúc môn học, mô-đun từ 1 – 2 ngày làm việc;

g) Đối với hình thức thi viết, mỗi phòng thi phải bố trí ít nhất hai giáo viên coi thi và không bố trí quá 50 người học dự thi; người học dự thi phải được bố trí theo số báo danh; đối với hình thức thi khác, hiệu trưởng quyết định việc bố trí phòng thi hoặc địa điểm thi và các nội dung liên quan khác; h) Bảo đảm tất cả những người tham gia kỳ thi phải được phổ biến về quyền hạn, nhiệm vụ, nghĩa vụ của mình trong kỳ thi; tất cả các phiên họp liên quan đến kỳ thi, việc bốc thăm đề thi, bàn giao đề thi, bài thi, điểm thi phải được ghi lại bằng biên bản./.

Từ Khóa

Tin tức nổi bật