Trường Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Nam Định Nam Dinh College of Economics and Technology

Chương trình Sửa chữa Lắp ráp xe máy – SC

29-11-2023 | Đã xem 4
   

CHƯƠNGTRÌNH ĐÀOTẠO

Ban hành kèm theo Quyết định số 394/QĐ-CĐKTCN ngày 20/03/2020

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ Nam Định

Tên ngành, nghề              : Sửa chữa lắp ráp xe máy

Trình độ đào tạo              : Sơ cấp

Hình thức đào tạo            : Chính quy

Đối tượng tuyển sinh        : Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

Thời gian đào tạo             : 03 tháng

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Kiến thức:

+ Trình bày được các biện pháp an toàn trong sửa chữa, an toàn điện, phòng chống cháy nổ;

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các dụng cụ sửa chữa, dụng cụ đo kiểm;

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong động cơ, gầm, điện trên xe gắn máy;

+ Trình bày được công dụng, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động phần cố định và phần chuyển động của động cơ xe gắn máy;

+ Trình bày được nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa, hệ thống tín hiệu hệ thống đèn chiếu sáng và hệ thống mạch nạp ắc quy trên xe gắn máy;

+ Có kiến thức về qui trình và phương pháp tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng của động cơ và xe máy.

– Kỹ năng:   

+ Sử dụng, bảo quản được dụng cụ, đồ nghề trong quá trình sửa chữa, vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc , đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng của động cơ và xe gắn máy đúng yêu cầu;

+ Tiến hành được các bước cần thiết để thực hiện những công việc trong nội dung bảo trì bảo dưỡng xe gắn máy;

+ Kiểm tra điều chỉnh và tìm pan, sửa chữa được các hư hỏng của  xe gắn máy đúng quy trình, đúng kỹ thuật đảm bảo động cơ hoạt động tốt và an toànp;

+ Biết xác định nhanh chóng các hư hỏng của các loại xe, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục Thành thạo trong việc sửa chữa, chăm sóc, bảo dưỡng các loại xe.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Cẩn thận và trách nhiệm trong công việc;

+ Tổ chức nơi làm làm việc khoa học, có khả năng tư duy sáng tạo;

+ Có tinh thần cầu tiến làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý;

+ Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội;

+ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, vệ sinh công nghiệp.

1.2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Người học tốt nghiệp trình độ sơ cấp nghề Sửa chữa lắp ráp xe máy được bố trí làm việc tại tại các nhà máy lắp ráp xe gắn máy, các cơ sở sửa chữa xe gắn máy, các doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy, các trạm bảo trì xe gắn máy.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun                             :  14

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học                : 16 tín chỉ

– Khối lượng lý thuyết                                      :   67 giờ (20.3%)

– Khối lượng thực hành, thực tập, thí nghiệm     : 263 giờ (79.7%)

3. Nội dung chương trình

Mã MH/ Tên môn học/ mô đunSố tín chỉThời gian học tập (giờ)
Tổng sốTrong đó
Lý thuyếtThực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luậnThi/ Kiểm tra
MH 01Giới thiệu chung về xe máy, dụng cụ tháo lắp – kiểm tra – đo kiểm115104 1
MH 02Nguyên lý làm việc động cơ 2 kỳ – 4 kỳ11559 1
MĐ 03Sửa chữa các bộ phận cố định củađộng cơ xe máy115311 1
MĐ 04Sửa chữa bộ phận chuyển động của động cơ xe máy1301018 2
MĐ 05Sửa chữa cơ cấu phân phối khí động cơ xe máy115311 1
MĐ 06Sửa chữa bộ ly hợp, hộp số130523 2
MĐ 07Sửa chữa hệ thống nhiên liệu130623 1
MĐ 08Sửa chữa hệ thống bôi trơn – làm mát115311 1
MĐ 09Sửa chữa hệ thống đánh lửa, khởi động và nạp điện245538 2
MĐ 10Sửa chữa hệ thống tín hiệu, chiếu sáng và theo dõi245538 2
MĐ 11Sửa chữa hệ thống truyền tải ra bánh xe, giảm sóc xe máy115311 1
MĐ 12Sửa chữa hệ thống phanh xe, khung và tay lái115311 1
MĐ 13Vận hành và sửa pan động cơ130326 1
MĐ 14Cấp bảo dưỡng và sửa chữa xe115311 1
 Tổng cộng1633067245 18

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định đơn vị thời gian của hoạt động đào tạo

Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ chuẩn tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, làm tiểu luận, bài tập, đồ án (nếu có),

Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô – đun không quá 8 giờ chuẩn. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn;

Một tuần học theo mô – đun hoặc thực hành không quá 40 giờ chuẩn. Một tuần học lý thuyết không quá 30 giờ chuẩn.

4.2. Hướng dẫn tổ chức lớp học và địa điểm đào tạo

Tổ chức lớp

– Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác tối đa 35 người học. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 người học.

– Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 người học. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 người học.

– Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp.

Địa điểm đào tạo được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học về mặt bằng, địa điểm học kiến thức nghề; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo,… theo yêu cầu của từng mô – đun, chương trình đào tạo.

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn, mô – đun

4.3.1. Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ

Kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học của học sinh theo từng mô – đun, tín chỉ cụ thể thông qua việc chấm điểm kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra đánh giá khác;

Kiểm tra đánh giá định kỳ được thực hiện tại thời điểm được quy định trong đề cương chi tiết của mô đun, tín chỉ có thể được thực hiện bằng bài kiểm tra viết có thời gian làm bài từ 30 đến 45 phút; làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác.

4.3.2. Cách thức thực hiện kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ

Kiểm tra đánh giá quá trình học do giáo viên giảng dạy mô – đun, tín chỉ thực hiện theo những yêu cầu sau:

– Nội dung kiểm tra là những nội dung được quy định trong mô – đun, tín chỉ đào tạo đã giảng dạy cho học sinh;

– Nội dung cụ thể và hình thức kiểm tra thường xuyên do giáo viên tự quyết định;

– Nội dung và hình thức kiểm tra định kỳ được thực hiện theo quy định trong đề cương chi tiết mô – đun, tín chỉ của chương trình đào tạo.

– Các bài kiểm tra theo hình thức kiểm tra viết, tiểu luận, bài tập sau khi chấm phải trả lại cho học sinh ngay sau khi công bố điểm kiểm tra.

4.3.3. Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng mô – đun, tín chỉ cụ thể được thực hiện theo quy định, bảo đảm trong một mô – đun, tín chỉ mỗi người học có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.

4.3.4. Học sinh không dự kiểm tra nếu không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 (không) cho bài kiểm tra đó. Trường hợp có lý do chính đáng thì được giáo viên giảng dạy mô – đun, tín chỉ tổ chức làm bài kiểm tra bổ sung.

4.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp

Người học nghề trình độ Sơ cấp, khi hoàn thành các môn học, mô – đun được xét công nhận tốt nghiệp.

4.4.1. Điều kiện được công nhận tốt nghiệp

Người học trình độ sơ cấp được công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

– Có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10;

– Không trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm xét công nhận tốt nghiệp.

Trường hợp người học bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn, hết thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức bị buộc thôi học thì được người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức xét công nhận tốt nghiệp.

4.4.2. Công nhận tốt nghiệp Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản đề nghị công nhận tốt nghiệp đối với người học của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng Nhà trường xem xét ra quyết định công nhận tốt nghiệp và công bố công khai tới người học và trên bảng tin của Nhà trường./.

Từ Khóa

Tin tức nổi bật