Trường Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Nam Định Nam Dinh College of Economics and Technology

Chương trình Sửa chữa thiết bị may – TC

29-11-2023 | Đã xem 8
   

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Ban hành kèm theo Quyết định số 342/QĐ-CĐKTCN ngày 22/06/2022

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ Nam Định

Tên ngành, nghề              : Sửa chữa thiết bị may

Mã ngành, nghề               : 5520133

Trình độ đào tạo              : Trung cấp

Hình thức đào tạo            : Chính quy

Đối tượng tuyển sinh        : Học sinh đã tốt nghiệp THCS trở lên

Thời gian đào tạo             : 2 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Sửa chữa thiết bị may trình độ trung cấp là ngành, nghề chuyên lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, tháo, lắp, hiệu chỉnh thành thạo các thiết bị may: máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy vắt sổ, máy đính cúc, máy thùa khuyết bằng, máy cắt đẩy tay… đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất, an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Những nhiệm vụ chính của ngành, nghề là: Chế tạo được các loại cữ gá thông dụng: Cữ cuốn, cữ vào nẹp, cữ vào cạp, cữ vào vai; Tháo, lắp, hiệu chỉnh thành thạo các thiết bị may; nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; tổ chức lao động; giao tiếp với khách hàng.

Môi trường làm việc của ngành, nghề Sửa chữa thiết bị may thường có tiếp xúc với các thiết bị điện, thiết bị máy móc cơ khí đòi hỏi độ tập trung và kỹ năng chuyên ngành cao.

1.2. Mục tiêu cụ thể

– Kiến thức:

 + Trình bày được những kiến thức cơ bản về: Vẽ kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Dung sai lắp ghép – Kỹ thuật đo;

 + Nêu được các kiến thức cơ bản về: Cấu tạo, cách vận hành máy Tiện vạn năng, máy Hàn hồ quang điện;

 + Trình bày được cấu tạo cũng như phương pháp sử dụng các dụng cụ thường dùng trong bảo dưỡng sửa chữa thiết bị: Các loại dũa, các loại mũi khoan, mũi ta rô, bàn ren;

 + Xác định được kế hoạch bảo dưỡng, trung đại tu cho các thiết bị may;

 + Xác định được phương án sửa chữa thiết bị may kịp thời khi có sự cố xảy ra;

 + Nhận biết được hệ thống trang thiết bị trong các doanh nghiệp may;

 + Mô tả được đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của các bộ phận cơ cấu và chi tiết máy trong thiết bị may;

 + Trình bày được các bước công nghệ về: Tháo, lắp, hiệu chỉnh các thiết bị cơ bản trong ngành may: Máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy vắt sổ, máy đính cúc, máy cắt vải đẩy tay.

– Kỹ năng:

+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị may; Vận hành và khai thác được máy tiện vạn năng, máy hàn hồ quang vào công việc sửa chữa thiết bị may;

+ Sử dụng được các dụng cụ đo kiểm thông thường: Các loại thước cặp, các loại pan me, dưỡng kiểm, căn lá;  

+ Lắp đặt và sửa chữa được các thiết bị điện thông thường trong xưởng sản xuất: Thiết bị chiếu sáng, hệ thống đường dây điện;

+ Nhận biết được các loại nguyên liệu may cũng như biết được yêu cầu kỹ thuật của các đường may cơ bản;

+ Chế tạo được các loại cữ gá thông dụng: Cữ cuốn, cữ vào nẹp, cữ vào cạp, cữ vào vai; Nhận biết được các bộ phận và chi tiết máy của các thiết bị may;     

+ Tháo, lắp, hiệu chỉnh thành thạo các thiết bị may: máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy vắt sổ, máy đính cúc, máy thùa khuyết bằng, máy cắt đẩy tay.

+ Có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng làm việc theo nhóm, tổ chức sản xuất và áp dụng công nghệ.

+ Có tư duy độc lập, sáng tạo; Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình logic, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

+  Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

+  Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

– Mức độ tự chủ và trách nhiệm

+ Làm việc độc lập hoặc phối hợp làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc ít thay đổi;

+ Hướng dẫn giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ đã định sẵn, chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và một phần đối với nhóm;

+ Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và một phần công việc của các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp;

+ Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Người làm nghề “sửa chữa thiết bị ma” thường được bố trí làm việc :

+ Trực tiếp hiệu chỉnh, sửa chữa máy trong các dây chuyền may công nghiệp;

+ Trực tiếp thực hiện trung, đại tu máy tại xưởng sửa chữa;

+ Lắp đặt trang thiết bị theo yêu cầu của sản xuất cũng như của khách hàng.

+ Tổ trưởng, tổ phó kỹ thuật chuyền may thực hiện công tác chuẩn bị, quản lý và điều hành công việc sản xuất.

+ Nhân viên tư vấn, thiết kế, tiếp thị thiết bị may.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun                             : 25

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học                : 69 tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/ đại cương      :    255 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn : 1.350 giờ

– Khối lượng lý thuyết                                      :    546 giờ (34%)

– Khối lượng thực hành, thực tập, thí nghiệm     : 1.605 giờ (65%)

3. Nội dung chương trình

Mã MH/ Tên môn học/ mô đunSố tín chỉThời gian học tập (giờ)
Tổng sốTrong đó
Lý thuyếtThực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luậnThi/ Kiểm tra
ICác môn học chung172559414813
MH 01Chính trị23015132
MH 02Pháp luật115951
MH 03Giáo dục thể chất2304242
MH 04Giáo dục quốc phòng và an ninh34521213
MH 05Tin học34515291
MH 06Ngoại ngữ69030564
IICác môn học, mô đun chuyên môn541.38047784261
II.1Môn học, mô đun cơ sở223302416623
MH 07Cơ kỹ thuật3454023
MH 08Vật liệu cơ khí2302622
MH 09Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật2302082
MH 10Vẽ kỹ thuật57545255
MH 11Nguyên lý, chi tiết máy2302532
MH 12Kỹ thuật điện – Điện tử công nghiệp2302082
MH 13Kỹ năng mềm2302082
MH 14An toàn lao động và môi trường công nghiệp2302082
II.2Môn học, mô đun chuyên môn2260023632638
MĐ 15Nguội cơ bản1306231
MĐ 16Các đường may cơ bản26015423
MĐ 17Điện cơ bản39030555
MĐ 18Công nghệ sửa chữa13015132
MĐ 19Chế tạo dưỡng, cữ gá trong may công nghiệp1302082
MĐ 20Bảo dưỡng, sửa chữa máy may 1kim37530405
MĐ 21Bảo dưỡng, sửa chữa máy may 2 kim37530405
MĐ 22Bảo dưỡng, sửa chữa máy đính cúc phẳng37530405
MĐ 23Bảo dưỡng, sửa chữa máy vắt sổ37530405
MĐ 24Bảo dưỡng, sửa chữa máy cắt vải đẩy tay26030255
II.3Thực tập tốt nghiệp10450450
MĐ 25Thực tập tốt nghiệp10450450
 Tổng cộng (I+II)691.60554698871

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung:

Sử dụng 6 môn học chung bắt buộc do Bộ LĐTB&XH ban hành.

4.2. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo

Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ chuẩn tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15  giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thuc kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.

Một giờ học thực hành/ tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút. Một ngày học thực hành/ tích hợp không quá 8 giờ. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ. Một tuần học không quá 40 giờ thực hành/ tích hợp hoặc 30 giờ học lý thuyết.

4.3. Hướng dẫn nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội… có thể bố trí cho người học tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Cụ thể gồm:

SttNội dungThời gian
1Thể dục, thể thao; văn hóa, văn nghệNgoài giờ học tập chính khóa
2Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệuTất cả các ngày làm việc trong tuần
3Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thểĐoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm
4Thăm quan, dã ngoại, thanh niên tình nguyệnMỗi năm 1 lần và vào các dịp hè, đợt tuyển sinh Đại học…
5Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh theo chủ đềMỗi kỳ 01 buổi vào đầu năm học
6Tổ chức các diễn đàn thanh niên lập nghiệp, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục sức khỏe, giới tínhMỗi kỳ 01 buổi vào giữa mỗi học kỳ

Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

4.4. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô-đun

4.4.1. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ

a) Kiểm tra thường xuyên do giáo viên giảng dạy môn học, mô-đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học theo từng môn học, mô-đun thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;

b) Kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình môn học, mô-đun; kiểm tra định kỳ có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;

c) Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng môn học, mô-đun cụ thể được thực hiện theo quy định của hiệu trưởng, bảo đảm trong một môn học, mô- đun có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.

4.4.2. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun

a) Cuối mỗi học kỳ, hiệu trưởng tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc môn học, mô-đun; kỳ thi phụ được tổ chức cho người học chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc có môn học, mô-đun có điểm chưa đạt yêu cầu ở kỳ thi chính; ngoài ra, hiệu trưởng có thể tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun vào thời điểm khác cho người học đủ điều kiện dự thi;

b) Hình thức thi kết thúc môn học, mô-đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên;

c) Thời gian làm bài thi kết thúc môn học, mô-đun đối với mỗi bài thi viết từ 60 đến 120 phút, thời gian làm bài thi đối với các hình thức thi khác hoặc thời gian làm bài thi của môn học, mô-đun do hiệu trưởng quyết định;

d) Lịch thi của kỳ thi chính phải được thông báo trước kỳ thi ít nhất 04 tuần, lịch thi của kỳ thi phụ phải được thông báo trước kỳ thi ít nhất 01 tuần; trong kỳ thi, từng môn học, mô-đun được tổ chức thi riêng biệt, không bố trí thi ghép một số môn học, mô-đun trong cùng một buổi thi của một người học;

đ) Thời gian dành cho ôn thi mỗi môn học, mô-đun tỷ lệ thuận với số giờ của môn học, mô-đun đó và bảo đảm ít nhất là 1/2 ngày ôn thi cho 15 giờ học lý thuyết trên lớp, 30 giờ học thực hành, thực tập; tất cả các môn học, mô-đun phải bố trí giáo viên hướng dẫn ôn thi, đề cương ôn thi phải được công bố cho người học ngay khi bắt đầu tổ chức ôn thi;

e) Danh sách người học đủ điều kiện dự thi, không đủ điều kiện dự thi có nêu rõ lý do phải được công bố công khai trước ngày thi môn học, mô-đun ít nhất 05 ngày làm việc; danh sách phòng thi, địa điểm thi phải được công khai trước ngày thi kết thúc môn học, mô-đun từ 1 – 2 ngày làm việc;

g) Đối với hình thức thi viết, mỗi phòng thi phải bố trí ít nhất hai giáo viên coi thi và không bố trí quá 50 người học dự thi; người học dự thi phải được bố trí theo số báo danh; đối với hình thức thi khác, hiệu trưởng quyết định việc bố trí phòng thi hoặc địa điểm thi và các nội dung liên quan khác; h) Bảo đảm tất cả những người tham gia kỳ thi phải được phổ biến về quyền hạn, nhiệm vụ, nghĩa vụ của mình trong kỳ thi; tất cả các phiên họp liên quan đến kỳ thi, việc bốc thăm đề thi, bàn giao đề thi, bài thi, điểm thi phải được ghi lại bằng biên bản./.

Từ Khóa

Tin tức nổi bật