Trường Cao Đẳng Kinh Tế Và Công Nghệ Nam Định Nam Dinh College of Economics and Technology

Chương trình Trồng trọt và bảo vệ thực vật – TC

29-11-2023 | Đã xem 51
   

CHƯƠNGTRÌNHĐÀOTẠO

Ban hành kèm theo Quyết định số 372/QĐ-CĐKTCN ngày 20/03/2020

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ Nam Định

Tên ngành, nghề              : Trồng trọt và bảo vệ thực vật

Mã ngành, nghề               : 5620111

Trình độ đào tạo              : Trung cấp

Hình thức đào tạo            : Chính quy

Đối tượng tuyển sinh        : Học sinh đã tốt nghiệp THCS trở lên

Thời gian đào tạo             : 2 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Sau khi tốt nghiệp người học đạt trình độ kỹ thuật viên trung cấp trồng trọt và bảo vệ thực vật, có sức khỏe, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, có thể đảm nhận được tốt nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vựctrồng trọt và bảo vệ thực vật.

1.2. Mục tiêu cụ thể

– Kiến thức: Người học hiểu và nhớ được

+ Những kiến thức cơ bản về sinh lý thực vật, đất, phân bón và các loại giống cây trồng;

+ Kiến thức cơ bản về thuốc BVTV, sâu, bệnh và các biện pháp phòng, trừ dịch hại.

+ Kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng

– Kỹ năng:

+ Thực hiện thành thạo nghiệp vụ trồng trọt bao gồm: giống cây trồng, kỹ thuật thâm canh, bảo vệ thực vật…;

+ Biết điều tra phát hiện, dự tính dự báo các loại sâu bệnh chủ yếu.

+ Sử dụng đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật;

+ Thực hiện được chế biến bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch;

+ Tham gia thực hiện các quy trình sản xuất thuộc lĩnh vực trồng trọt.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực phát triển ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật.

+ Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cần cù chịu khó và sáng tạo trong nghề nghiệp. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học đạt trình độ kỹ thuật viên trung cấp trồng trọt và bảo vệ thực vật; làm việc được tại các cơ sở sản xuất và nghiên cứu cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại rau quả các cơ quan quản lý về nông nghiệp, Bảo vệ thực vật các cấp xã, huyện hoặc phục vụ công việc sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun                             : 29

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học                : 71 tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/ đại cương      :    255 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn : 1.365 giờ

– Khối lượng lý thuyết                                      :    556 giờ (34.3%)

– Khối lượng thực hành, thực tập, thí nghiệm     : 1.064 giờ (65.7%)

3. Nội dung chương trình

Mã MH/ Tên môn học/ mô đunSố tín chỉThời gian học tập (giờ)
Tổng sốTrong đó
Lý thuyếtThực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luậnThi/ Kiểm tra
ICác môn học chung12 25594148 13
MH 01Chính trị23015132
MH 02Pháp luật115 9 51
MH 03Giáo dục thể chất130 4242
MH 04Giáo dục quốc phòng và an ninh24521213
MH 05Tin học24515291
MH 06Ngoại ngữ49030564
IICác môn học, mô đun chuyên môn591.365462854 49
II.1Môn học, mô đun cơ sở2136021212424
MH 07Sinh lý thực vật36036204
MH 08Giống cây trồng24524183
MH 09Đất và phân bón24524183
MH 10Khuyến nông23018102
MH 11Côn trùng đại cương23018102
MH 12Bệnh cây đại cương23018102
MH 13Khí tượng nông nghiệp23018102
MH 14Thủy nông23018102
MH 15Sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững23018102
MĐ 16Kỹ năng mềm23020 82
II.2Môn học, mô đun chuyên môn3064525037025
MĐ 17Cây lương thực36028293
MĐ 18Côn trùng chuyên khoa36028293
MĐ 19Bệnh cây chuyên khoa36028293
MĐ 20Điều tra phát hiện dịch hại24520232
MH 21Chế biến bảo quản sau thu hoạch23018102
MĐ 22Cây rau24520241
MĐ 23Thuốc bảo vệ thực vật36030273
MH 24Pháp luật chuyên ngành23018102
MĐ 25Cây ăn quả24520232
MĐ 26Cây công nghiệp ngắn ngày24520232
MĐ 27Phòng trừ tổng hợp dịch hại24520232
MĐ 28Thực tập cơ bản4 120120 –
II.3Thực tập tốt nghiệp8360360 –
MĐ 29Thực tập tốt nghiệp8 360 360 
 Tổng cộng (I+II)711.6205561.002 62

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung:

Sử dụng 6 môn học chung bắt buộc do Bộ LĐTB&XH ban hành.

4.2. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo

Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ chuẩn tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15  giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thuc kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.

Một giờ học thực hành/ tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút. Một ngày học thực hành/ tích hợp không quá 8 giờ. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ. Một tuần học không quá 40 giờ thực hành/ tích hợp hoặc 30 giờ học lý thuyết.

4.3. Hướng dẫn nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội… có thể bố trí cho người học tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Cụ thể gồm:

SttNội dungThời gian
1Thể dục, thể thao; văn hóa, văn nghệNgoài giờ học tập chính khóa
2Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệuTất cả các ngày làm việc trong tuần
3Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thểĐoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm
4Thăm quan, dã ngoại, thanh niên tình nguyệnMỗi năm 1 lần và vào các dịp hè, đợt tuyển sinh Đại học…
5Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh theo chủ đềMỗi kỳ 01 buổi vào đầu năm học
6Tổ chức các diễn đàn thanh niên lập nghiệp, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục sức khỏe, giới tínhMỗi kỳ 01 buổi vào giữa mỗi học kỳ

Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

4.4. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô-đun

4.4.1. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ

a) Kiểm tra thường xuyên do giáo viên giảng dạy môn học, mô-đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học theo từng môn học, mô-đun thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;

b) Kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình môn học, mô-đun; kiểm tra định kỳ có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;

c) Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng môn học, mô-đun cụ thể được thực hiện theo quy định của hiệu trưởng, bảo đảm trong một môn học, mô- đun có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.

4.4.2. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun

a) Cuối mỗi học kỳ, hiệu trưởng tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc môn học, mô-đun; kỳ thi phụ được tổ chức cho người học chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc có môn học, mô-đun có điểm chưa đạt yêu cầu ở kỳ thi chính; ngoài ra, hiệu trưởng có thể tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun vào thời điểm khác cho người học đủ điều kiện dự thi;

b) Hình thức thi kết thúc môn học, mô-đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên;

c) Thời gian làm bài thi kết thúc môn học, mô-đun đối với mỗi bài thi viết từ 60 đến 120 phút, thời gian làm bài thi đối với các hình thức thi khác hoặc thời gian làm bài thi của môn học, mô-đun do hiệu trưởng quyết định;

d) Lịch thi của kỳ thi chính phải được thông báo trước kỳ thi ít nhất 04 tuần, lịch thi của kỳ thi phụ phải được thông báo trước kỳ thi ít nhất 01 tuần; trong kỳ thi, từng môn học, mô-đun được tổ chức thi riêng biệt, không bố trí thi ghép một số môn học, mô-đun trong cùng một buổi thi của một người học;

đ) Thời gian dành cho ôn thi mỗi môn học, mô-đun tỷ lệ thuận với số giờ của môn học, mô-đun đó và bảo đảm ít nhất là 1/2 ngày ôn thi cho 15 giờ học lý thuyết trên lớp, 30 giờ học thực hành, thực tập; tất cả các môn học, mô-đun phải bố trí giáo viên hướng dẫn ôn thi, đề cương ôn thi phải được công bố cho người học ngay khi bắt đầu tổ chức ôn thi;

e) Danh sách người học đủ điều kiện dự thi, không đủ điều kiện dự thi có nêu rõ lý do phải được công bố công khai trước ngày thi môn học, mô-đun ít nhất 05 ngày làm việc; danh sách phòng thi, địa điểm thi phải được công khai trước ngày thi kết thúc môn học, mô-đun từ 1 – 2 ngày làm việc;

g) Đối với hình thức thi viết, mỗi phòng thi phải bố trí ít nhất hai giáo viên coi thi và không bố trí quá 50 người học dự thi; người học dự thi phải được bố trí theo số báo danh; đối với hình thức thi khác, hiệu trưởng quyết định việc bố trí phòng thi hoặc địa điểm thi và các nội dung liên quan khác; h) Bảo đảm tất cả những người tham gia kỳ thi phải được phổ biến về quyền hạn, nhiệm vụ, nghĩa vụ của mình trong kỳ thi; tất cả các phiên họp liên quan đến kỳ thi, việc bốc thăm đề thi, bàn giao đề thi, bài thi, điểm thi phải được ghi lại bằng biên bản./.

Từ Khóa

Tin tức nổi bật